Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Tin tức » Nghiên cứu - Trao đổi Thứ ba, 16-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHẠM HÙNG THỜI GIAN QUA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
08.08.2022 08:44

Lịch sử hình thành và phát triển Trường Chính trị Phạm Hùng trải qua nhiều giai đoạn: Trường Đảng tỉnh Vĩnh Long trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (25/3/1960 - 5/5/1975); các trường tiền thân của Trường Chính trị Phạm Hùng (5/1975 - 11/2004) bao gồm: Trường Đảng tỉnh Cửu Long (5/1975 - 9/1991), Trường Lý luận chính trị tại chức tỉnh Cửu Long (23/01/1986 - 28/02/1987), Trung tâm Giáo dục Chính trị tỉnh Cửu Long (02/1989 - 10/1991), Trường Lý luận Chính trị tỉnh Cửu Long (25/10/1991 - 20/11/1992), Trường Quản lý Nhà nước tỉnh Cửu Long (9/1978 - 11/1992), Trường Đoàn thể tỉnh Cửu Long (1977 - 11/1992), Trường Đào tạo cán bộ tỉnh Vĩnh Long (20/11/1992 - 09/7/1993), Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Long (09/7/1993 - 19/11/2004); Trường Chính trị Phạm Hùng (20/11/2004 - nay).

Nhằm tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo, quản lý của các tỉnh, thành ủy và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ngày 05/9/1994 Ban Bí thư ban hành Quyết định số 88-QĐ/TW thành lập trường chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong chức năng, nhiệm vụ được giao có quy định“Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương". Quy định số 09-QĐi/TW, ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư tiếp tục nêu rõ một trong tám nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: “Tham gia tổng kết thực tiễn ở địa phương, cơ sở, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập”. Nhiệm vụ này được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể trong Quy định số 07-QĐ/TU ngày 14/01/2019.

Mặc dù quy định của Đảng, Nhà nước trong mỗi giai đoạn có thay đổi nhưng đều thống nhất chung là giao cho trường chính trị cấp tỉnh nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương.

 Về đề tài nghiên cứu khoa học, những năm đầu khi thành lập Trường Đào tạo Cán bộ tỉnh Vĩnh Long (1992) chủ yếu tập trung công tác đào tạo cán bộ, chưa đầu tư nhiều cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Tuy vậy, Trường vẫn cố gắng thực hiện 2 đề tài cấp tỉnh: “Về con đường hình thành bí thư, chủ tịch xã, phường” và “về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở”. Năm 2003, thực hiện đề tài “Biên soạn giáo trình: Lịch sử tỉnh Vĩnh Long và những bài học từ lịch sử của tỉnh”. Cho đến năm 2013, Trường mới thực hiện được thêm 1 đề tài cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động Nhân dân của hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Vĩnh Long”. Các đề tài này đều nghiệm thu đạt loại khá và ứng dụng đạt hiệu quả.

Khi Sở Khoa học và Công nghệ thay đổi phương thức đầu tư nghiên cứu khoa học từ việc cơ quan, đơn vị trong tỉnh đăng ký đề tài thông qua Hội đồng Khoa học tỉnh duyệt chuyển sang đặt hàng theo danh mục đề tài, cơ quan và cá nhân nào có khả năng nghiên cứu thì đấu thầu. Những đề tài trong danh mục thường không sát với nhu cầu và khả năng nghiên cứu của Trường. Vì vậy, từ năm 1999, Trường đã cố gắng tạo điều kiện cho mỗi khoa, phòng xây dựng đề tài khoa học cấp cơ sở theo khả năng và điều kiện của mình. Năm 2000 có 4 khoa, phòng đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn về thiết minh, xây dựng đề cương, lập phiếu điều tra xã hội học… Mặc dù vậy chủ nhiệm đề tài có nhiều nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả chỉ dừng lại ở việc góp ý, chưa tổ chức nghiệm thu và đánh giá kết quả. Hướng nghiên cứu chủ yếu nhằm phục vụ công tác giảng dạy, quản lý góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Về sau các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được duy trì nghiên cứu thường xuyên, tập trung vào các nội dung: vai trò của khối vận, đoàn thể trong vận động quần chúng ở cơ sở; thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ở một số lĩnh vực cấp cơ sở; xây dựng và xử lý tình huống trong các phần, môn học của chương trình trung cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị - hành chính, chương trình bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, chính quyền cơ sở; đánh giá năng lực người học sau đào tạo; giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; tình hình nhiệm vụ địa phương tỉnh Vĩnh Long; xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm trong chương trình bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính…

Từ năm 1992 đến năm 2020, có tổng cộng 63 đề tài, trong đó 4 đề tài cấp tỉnh, 59 đề tài cấp cơ sở, nếu tính trung bình mỗi năm có hơn 2 đề tài, riêng năm 2007 và năm 2012 không thực hiện đề tài nào do tập trung nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu đề tài cấp tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2022, đang tổ chức nghiên cứu 2 đề tài cấp cơ sở: Nghiên cứu, biên soạn giáo trình học phần “Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển ở tỉnh Vĩnh Long” thuộc chương trình Trung cấp lý luận chính trị và đề tài “Sưu tầm, biên soạn lịch sử Trường Chính trị Phạm Hùng giai đoạn 1960 - 2020”.

Về bài viết nghiên cứu khoa học, từ năm 1997 đến năm 2010, xuất bản quyển nội san. Từ năm 2011 đến năm 2014, xuất bản quyển kỷ yếu. Từ năm 2015 đến 2020, xuất bản Bản tin Thông tin lý luận và thực tiễn. Hàng năm biên tập, phát hành từ 1 đến 2 số dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và kỷ niệm các ngày lễ lớn. Mỗi số phát hành từ 150 đến 300 quyển, năm 2006 xuất bản 150 quyển kỷ yếu 5 năm hoạt động Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long (2001 - 2005)[1]. Từ năm 2020, 2021 thực hiện tiêu chí thi đua, khen thưởng trong Cụm Thi đua số 9 (các trường chính trị khu vực đồng bằng sông Cửu Long), Trường phấn đấu xuất bản mỗi năm 3 số Bản tin Thông tin Lý luận và Thực tiễn tạo đà cho những năm tiếp theo. Chất lượng các bài viết đăng trên Bản tin thông tin lý luận và thực tiễn của Trường từng bước có nâng lên về số lượng, chất lượng.

Mặc dù Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03/02/2010, Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (viết tắt là Giám đốc Học viện) về việc ban hành bộ quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều quy định nhiều nội dung liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học, đa dạng hình thức viết bài nghiên cứu khoa học, tuy nhiên các bài viết nghiên cứu khoa học của viên chức chủ yếu tập trung viết bài đăng trên nội san, kỷ yếu và bản tin của Trường. Đến khi Giám đốc Học viện và sau đó Ban Tổ chức Trung ương ban hành Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Từ đây đã tạo động lực cho đội ngũ giảng viên quan tâm viết bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí khoa học có mã số ISSN nhằm có đủ điều kiện để được xem xét thăng hạng từ giảng viên lên giảng viên chính. Hưởng ứng kế hoạch thi đua của Giám đốc Học viện về tổ chức phong trào thi đua đối với các cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020[2] hoạt động nghiên cứu khoa học tiếp tục được quan tâm. Năm 2019, có 109 bài viết nghiên cứu khoa học (trong đó 7 bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học ISSN), tham gia biên soạn 2 sách tham khảo, giờ nghiên cứu khoa học của giảng viên đạt 81% giờ nghĩa vụ. Năm 2020, có 171 bài viết nghiên cứu khoa học (trong đó 15 bài viế được đăng trên các tạp chí khoa học ISSN), giờ nghiên cứu khoa học của giảng viên đạt 137% giờ nghĩa vụ. Năm 2021, có 167 bài viết nghiên cứu khoa học (trong đó 14 bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học ISSN), tham gia biên soạn 1 sách tham khảo, giờ nghiên cứu khoa học của giảng viên đạt 124 % giờ nghĩa vụ.

Về công tác tổ chức hội thảo khoa học còn hạn chế, ngoài hội thảo khoa học của đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp cơ sở, hội thảo đặt tên Trường, công tác tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên đề hằng năm thực hiện ít. Năm 2008, tổ chức hội thảo về phương pháp nghiên cứu đề tài khoa học. Năm 2010, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, có 18 đơn vị, với 34 đồng chí tham dự (19/5/2010) và Hội thảo về dân số - kế hoạch hóa gia đình, có 42 người dự, trong đó có 11 công chức, viên chức của Trường. Từ năm 2015, giảng viên tham gia viết bài tham luận, hội thảo khoa học nhiều hơn (do các trường chính trị tỉnh bạn tổ chức). Đến năm 2020, Trường tổ chức 1 cuộc hội thảo với chủ đề “Xây dựng Văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị Phạm Hùng” và Khoa Xây dựng Đảng tổ chức hội thảo chuyên môn lần đầu tiên với chủ đề “Tổ chức đi nghiên cứu thực tế và viết bài nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Chính trị Phạm Hùng”. Năm 2021, Khoa Xây dựng Đảng tiếp tục duy trì tổ chức 1 cuộc hội thảo chuyên môn với chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác dân vận và nhân rộng các mô hình “dân vận khéo” tại Trường Chính trị Phạm Hùng”. Khoa Lý luận Cơ sở cũng tổ chức 01 cuộc hội thảo chuyên môn với chủ đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn tại Trường Chính trị Phạm Hùng”.

Nhìn về tổng quát, công tác nghiên cứu khoa học của Trường qua từng giai đoạn tuy có khác nhau nhưng đều có sự quan tâm thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương, có nhiều đề tài ứng dụng vào thực tiễn công tác để phục vụ cho giảng dạy, quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác nghiên cứu khoa học thực hiện theo Quy chế của Giám đốc Học viện ban hành ngày càng được Trường tổ chức bài bản hơn, đánh giá chất lượng các bài viết ngày càng chặt chẽ hơn và nghiêm túc hơn.

Tuy nhiên số lượng, chất lượng các bài viết nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn, còn tập trung thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là chính, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, có đề tài chất lượng chưa cao và hạn chế trong ứng dụng, năng lực nghiên cứu của giảng viên còn hạn chế, chưa phối hợp liên kết với các cơ quan chức năng, các cơ sở đào tạo và phối hợp với địa phương, vẫn còn gặp khó khăn về kỹ năng xây dựng thiết minh đề tài, xây dựng phiếu khảo sát, phỏng vấn và dự trù kinh phí. Hội đồng Khoa học chưa phát huy vai trò định hướng, dẫn dắt thành viên nghiên cứu mà chủ yếu là chủ nhiệm và thành viên tự nghiên cứu. Một số giảng viên còn hạn chế trong năng lực nghiên cứu, đề xuất đề tài. Xuất bản bản tin thông tin lý luận và thực tiễn chưa đủ số lượng hằng năm, chất lượng lúc đầu còn hạn chế, công tác biên tập, xuất bản còn chậm. Công tác tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học chưa nhiều và thường xuyên. Bài viết gửi đăng trên Trang Thông tin điện tử của Trường số lượng ít, chủ yếu hoạt động đưa tin khai giảng, bế giảng và một số sự kiện khác.

So với Quy định số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn do Ban Bí thư ban hành ngày 19/5/2021 thì nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Trường trong 5 năm qua đạt kết quả như sau: 9 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (thiếu 3 đề tài), chưa có đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (thiếu 3 đề tài), 3 cuộc hội thảo, tọa đàm cấp trường (đủ số lượng 3 cuộc), chưa tổ chức hội thảo, tọa đàm cấp tỉnh (thiếu 3 cuộc), xuất bản 1 quyển sách (thiếu 4 quyển), xuất bản 3 bản Thông tin lý luận thực tiễn trong năm 2020, 2021 (các năm 2017, 2018, 2019 xuất bản 2 số trở lại).

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học rất cần có những chủ trương, cơ chế chính sách, sự quyết tâm lãnh, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Trường, sự tạo điều kiện và hợp tác của các cơ quan chức năng, nhất là sự quyết tâm nỗ lực của các khoa, phòng và giảng viên.  Vì vậy, bước sang giai đoạn mới, giai đoạn phấn đấu thực hiện đạt tiêu chí trường chính trị chuẩn (mức 1) giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo, tác giả đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị để thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học như sau:

Một là, Ban Giám hiệu, Đảng ủy Trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng lập đề án xây dựng Trường Chính trị Phạm Hùng đạt chuẩn (mức 1) từ nay đến 2025 và tầm nhìn 2025 - 2030. Đặc biệt quan tâm tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong từng năm học, cả giai đoạn.

Hai là, để Trường đạt chuẩn về tiêu chí nghiên cứu khoa học, hằng năm cần phấn đấu thực hiện ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, đồng thời mở rộng thêm nghiên cứu đề tài khoa học cấp khoa. Giai đoạn từ năm 2022 - 2027, tích cực đề xuất nghiên cứu 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

Ba là, để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nêu trên, đề xuất với Lãnh đạo Trường tổ chức tọa đàm chủ đề “Giải pháp tổ chức nghiên cứu khoa học tại Trường Chính trị Phạm Hùng”vào giữa mỗi năm học nhằm tạo điều kiện cho viên chức đề xuất ý tưởng nghiên cứu, phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể, cá nhân. Từ đó Lãnh đạo Trường phân công, định hướng nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, khoa đăng ký và tổ chức nghiên cứu.

Bốn là, phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ, đồng thời mở rộng, liên kết với các cơ quan, tổ chức, các cơ sở đào tạo chủ trì đề xuất và thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh.

Năm là, Hội đồng Khoa học của Trường phát huy hơn nữa vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện cho giảng viên, viên chức đề xuất ý tưởng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, công trình khoa học.

Sáu là, mỗi giảng viên, viên chức không ngừng nghiên cứu học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, phương pháp và dành thời gian thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng ngang bằng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Bảy là, thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa với các trường chính trị khu vực đồng bằng sông Cửu Long để rút kinh nghiệm, học tập cách làm hay, hiệu quả cao.

 

Tài liệu tham khảo

-----

 1. Một số vấn đề về nghiên cứu khoa học với công tác giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Long, tác giả Châu Công Tính, Giám đốc Trường Chính trị Vĩnh Long, Nội san 1999, tr.13-14.

2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua, tác giả Trần Xuân Đồng, Nội san 2000, tr.13-15.

3. Báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả thi đua hằng năm của Trường (1997-2021).

 



[1] Năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2011 (2 số), 2002 (2 số), 2003, 2005, 2006 (Kỷ yếu 5 năm 2001-2005), 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2018, 2019 (2 số), 2020 (3 số), 2021 (3 số).

[2] Kế hoạch số 144/KH-HVCTQG ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về tổ chức phong trào thi đua đối với các cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh giai đoạn 2015-2020.

 
 


ThS Nguyễn Toàn Thắng (Khoa Xây Dựng Đảng)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 005
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 005
 Hits 004207442
IP của bạn: 18.191.18.87
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com