Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 29-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Nhận thức về vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước
Tác giả: Lưu Văn Tiền

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác.

Kinh tế nhà nước rộng và mạnh hơn bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Phân biệt được hai phạm trù này và nhận thức đầy đủ hơn vai trò kinh tế nhà nước là bước phát triển về nhận thức thực tiễn nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới. Để từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với trình độ phát triển hiện nay và trong những năm tới của lực lượng sản xuất ở nước ta, kinh tế nhà nước chỉ có thể tập trung phát triển trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ then chốt, một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đặc biệt đến quốc phòng an ninh ... về quy mô nói chung thuộc loại vừa và lớn, công nghệ hiện đại, kinh doanh có hiệu quả cao.

Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) thì kinh tế nhà nước được xác định đóng vai trò chủ đạo trong nền  kinh tế quốc dân. Vậy hiểu vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước như thế nào? Theo tôi cho rằng: vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cần được hiểu và thực hiện trên những phương diện cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vai trò chủ đạo không phải biểu hiện ở số lượng cơ sở kinh tế của Nhà nước nhiều hay ít và cũng không phải ở tỷ trọng giá trị sản lượng do kinh tế nhà nước tạo ra chiếm bao nhiêu trong GDP. Mà vai trò chủ đạo trước hết phải được thể hiện ở trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng suất hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh cao.

Thứ hai, kinh tế nhà nước phải đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường.

Thứ ba, kinh tế nhà nước độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và hoạt động bên cạnh các thành phần kinh tế khác trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân như ngân hàng, vận tải đường không ... Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, phạm vi độc quyền của kinh tế nhà nước càng rộng bao nhiêu thì tác động tích cực của cạnh tranh càng bị thu hẹp bấy nhiêu, nghĩa là một trong những động lực mạnh nhất của kinh tế thị trường bị triệt tiêu. Bên cạnh đó, cần xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với kinh tế nhà nước độc quyền được biểu hiện cụ thể ở doanh nghiệp nhà nước nhất định, để không chuyển độc quyền của kinh tế nhà nước thành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước. Vì trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước độc quyền là để có điều kiện định hướng sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu nhất định và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Do vậy, nếu một doanh nghiệp nhà nước nào đó được độc quyền thì hoạt động của nó phải hướng tới với tính chất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước vì mục tiêu kinh tế - xã hội, vì quốc kế dân sinh, chứ không phải vì bản thân doanh nghiệp. Trong trường hợp hoạt động của doanh nghiệp không đạt được yêu cầu nói trên thì không nên trao cho doanh nghiệp đặc lợi độc quyền. Nói cách khác, doanh nghiệp nhà nước độc quyền nhưng không làm triệt tiêu “luật chơi” của kinh tế thị trường và không vì lợi ích cục bộ của doanh nghiệp nhà nước, mà hướng tới vì lợi ích kinh tế - xã hội thì hoạt động của doanh nghiệp mới đúng nghĩa là thực hiện vai trò chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, kinh tế nhà nước định hướng, hướng dẫn hoạt động của các thành phần kinh tế khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẵn của Nhà nước thông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời là:

- Quy hoạch chiến lược phát triển ngành, vùng, sản phẩm của bản thân kinh tế nhà nước cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, các thành phần kinh tế khác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và những dịch vụ công cộng với chất lượng cao, giá cả rẻ cho các thành phần kinh tế khác ở những lĩnh vực mà nhà nước muốn khuyến khích họ đầu tư.

Thứ năm, kinh tế nhà nước hỗ trợ, kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Có thể hiểu sự hỗ trợ, kích thích của kinh tế nhà nước đối với các thành phần kinh tế bao gồm:

- Ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế, tiền thuê đất cho hoạt động của các thành phần kinh tế.

- Tìm kiếm và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra cho các thành phần kinh tế.

- Trợ giá hàng xuất khẩu cho các thành phần kinh tế khác khi cần thiết.

- Hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công  nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Duy trì kích thích cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Tóm lại, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua bao gồm cả ở hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính - tiền tệ, đất đai ... và cả ở hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để giải phóng mọi năng lực của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đã xem: 34221
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 006
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 006
 Hits 004185974
IP của bạn: 35.170.54.171
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com