Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 26-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Vài suy nghĩ về người thầy giáo nhân ngày 20 - 11
Tác giả: Lê Văn Thanh

Người thầy giáo là một mẫu người với những gì cao đẹp nhất được xã hội từ xưa quý trọng. Trước hết, người thầy là những con người đã dành trọn công sức và tâm huyết để trao lại cho học trò của mình một thứ tài sản vô giá đó là : “đạo làm người”. Trong thời khắc cả nước và nhân dân ta tôn vinh ngày nhà giáo, chúng ta cùng nhau nghĩ về phẩm chất đạo đức cao đẹp của người thầy trong truyền thống dân tộc và trong giai đoạn hiện nay.
Lịch sử giáo dục dân tộc vẫn còn lưu lại nhiều tên tuổi các thầy giáo nổi tiếng về đạo đức, khí tiết, học vấn uyên thâm, đã đào tạo, rèn luyện được nhiều lớp người thành đạt, đóng góp cho việc xây dựng đất nước trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao và văn hóa. Có thể nêu tên vài nhà giáo tiêu biểu như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn…Là những thầy tài giỏi, đức độ nên được nhiều người kính trọng, lưu danh muôn thuở…
Người thầy không chỉ dạy ta chữ nghĩa, kiến thức mà còn dạy ta biết làm người cho đúng nghĩa. Thầy là người dẫn dắt chúng ta trở thành con người có phẩm chất, đạo đức cao đẹp, có trí tuệ sâu rộng. Học trò nào cũng có thể tìm thấy trong nhân cách của mình có dấu ấn của người thầy. Trên đường đời của mình, ai cũng có thể tìm thấy trong sự dạy bảo của thầy những lời khuyên cần thiết cho một cuộc sống có ý nghĩa.
Người thầy ngày nay, vừa phải chú trọng tri thức khoa học vừa phải biết kết hợp với thực tiễn, phải thấm nhuần nguyên tắc về “sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn”, nói đi đôi với làm, học đi đôi với hành. Mỗi người thầy không những phải trang bị cho người học tri thức mà còn phải giúp họ tìm phương pháp học tập và làm việc có hiệu quả cao.
Như vậy thầy phải là những con người có lòng yêu nghề tha thiết, vì tương lai của thế hệ trẻ mà “hành nghề”. Nghề làm thầy là một nghề đòi hỏi có tính chuyên nghiệp cao và với những hiểu biết sâu, rộng. Thầy không những cung cấp kiến thức mà còn truyền đạt cho chúng ta những cảm xúc tinh thần, hướng dẫn người học làm theo một cách tốt nhất. Họ là những người rất coi trọng tri thức, tôn vinh đạo thánh hiền, lấy “dạy chữ, dạy người” làm lẽ sống. Nói cách khác nghề giáo là một nghề đầy sáng tạo và được mọi người công nhận có tâm huyết với nghề nghiệp. Tâm huyết với nghề nghiệp đó chính là đạo đức để đạt đỉnh “chuẩn” của nghề.
Hiện nay “cái chuẩn” đó không phải người thầy nào cũng đạt được. Có người đạt được chuẩn về năng lực sư phạm, nhưng chuẩn về đạo đức lại yếu hoặc thiếu.Vì vậy họ phải rèn luyện thường xuyên, bởi đạo đức là cái “gốc” của người thầy giáo. Họ là những người coi trọng danh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng và đức độ, bằng học vấn và cống hiến.
Thực tiễn phát triển, xã hội hội đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng đạo đức mới, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức người thầy, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với nền đạo đức xã hội nói chung và việc lưu giữ, phát huy những giá trị cao đẹp của đạo đức người thầy trong truyền thống nói riêng . Để tạo ra một lớp người Việt Nam cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn đực giữ vững, là nhiệm vụ của toàn xã hội nhưng trong đó người thầy giữ vị trí, vai trò không nhỏ.
Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người thầy phải không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới, phải có ý thức quyết tâm đi vào khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục, làm tốt công tác “dạy chữ, dạy người”. Tập thể người thầy, cá nhân người thầy không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa. Say mê, bền bỉ,cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động  sư phạm.Tthành công không kiêu căng, thất bại không nản chí.Thương yêu, gần gũi học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, gắn bó với nhân dân, thực sự là những “tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Ngày nay với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động không nhỏ tới đời sống đạo đức nói chung, đạo đức người thầy nói riêng. Sự tác động hai mặt của kinh tế thị trường đang làm cho đạo đức xã hội biến đổi theo hai chiều hướng:tích cực và tiêu cực. Vì vậy, mỗi người thầy giáo Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để tiếp nối được truyền thống đạo đức cao đẹp của người thầy, để xứng đáng với lòng mong đợi của toàn xã hội, để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển thì phải không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân cả đạo đức lẫn tay nghề để đáp ứng được những đòi hỏi và kỳ vọng của xã hội.
Mỗi người thầy giáo cần phát huy những phẩm chất cao đẹp của người thầy giáo trong truyền thống dân tộc. Mỗi người thầy giáo hôm nay cũng luôn phải là người có lòng yêu nghề tha thiết, vì tương lai của thế hệ trẻ mà hành động, phấn đấu. Hành nghề vì sự nghiệp giáo dục chứ không phải vì quyền lợi vật chất. Phải luôn luôn là người coi trọng danh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng và đức độ chứ không phải bằng quyền lực chính trị, bằng tiền bạc, vật chất…
Những người thầy giáo của hôm nay và mai sau hãy tự hào với truyền thống vẻ vang của nghề mình và cùng chung sức để làm cho truyền thống đó ngày càng được tiếp them sức mạnh, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh.

Đã xem: 6172
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004221163
IP của bạn: 18.191.157.186
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com