Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ năm, 18-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Vai trò con người của Đảng ta trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước
Tác giả: Trương Thị Hồng Nga

Trong các nhân tố tạo nên sự phát triển kinh tế-xã hội thì nhân tố con người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Ở nước ta hiện nay, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy mạnh  công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) thì chúng ta càng nhận thức đực vị trí, vai trò lớn lao của nhân tố con người.
Nói đến CNH, HĐH là nhằm mục đích phát triển toàn diện ba hệ thống: kinh tế - xã hội - môi trường, để phát triển toàn diện con người. Phát triển người là đặc trưng bản chất của xã hội chủ nghĩa, con người là chủ thể, là nhân tố năng động nhất, sáng tạo nhất trong mối quan hệ của ba hệ thống đó. Trình độ phát triển kinh tế ở một quốc gia thì khả năng trí tuệ của người lao động mang tính quyết định. Nói đến CNH, HĐH ở nước ta là nói đến xây dựng một lục lượng sản xuất hiện đại, trong đó con người là lực lượng sản xuất hàng đầu.CNH, HĐH ở nước ta hiện nay khác thời kỳ trước là ngoài việc phát triển có kế hoạch định hướng xã hội chủ nghĩa còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh lại chính là nhân tố con người. Chúng ta tiến hành CNH, HĐH đất nước trong điều kiện tồn tại những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, tác động lẫn nhau. Xét đến cùng để tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục những khó khăn và nguy cơ để “đi tắt, đón đầu” thực hiện được các mục tiêu CNH, HĐH tùy thuộc có tính quyết định vào nhân tố con người. CNH, HĐH vì con người và dân tộc Việt nam, bằng sức mạnh của con người và dân tộc. Việt nam đi vào CNH, HĐH bằng trí tuệ của mình dựa trên một nền văn hiến lâu đời của dân tộc. Trong các yếu tố phát triển nhanh và bề vững thì nguồn lực con người Việt nam là yếu tố cơ bản nhất. Bởi vì nguồn lực con người Việt nam với đức tính cần cù, sáng tạo khi đã có trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có tay nghề vững sẽ là yếu tố quyết định để tạo raphương pháp và công nghệ hiện đại. Nguồn lực con người là điều kiện, là yếu tố đầu vào quyết định nhất. Bởi vì nguồn nhân lực sẽ quyết định đúng đắn phương hướng, nội dung, bước đi, biện pháp CNH, HĐH . . .Trên ý nghĩa đó, việc phát triển nguồn nhân lực chỉ số lượng. Có chất lượng cao, đồng bộ là vấn đề rất cấp bách và cơ bản cho sự nghiệp CNH, HĐH .
Tốc độ tăng trưởng GDP phụ thuộc vào vốn đầu tư, lực lượng lao động, đổi mới công nghệ. Khả năng cạnh tranh tranh phụ thuộc vào lợi thế so sánh, tăng trưởng hàm lượng trí tuệ, khả năng đáp ứng quy luật cung - cầu và sự phát triển bền vững. Những yếu tố đó cho thấy vai trò quyết định của người lao động , chất lượng lao động cao sẽ làm chi phí sản xuất giảm, năng suất tăng, chất lượng sản phẩm cùng quy trình công nghệ nghiêm ngặt được bảo đảm, giảm giá thành sản phẩm. Do đó, “chính sách hướng vào con người” và phát triển hướng vào nguồn nhân lực phải được đưa lên vị trí hàng đầu trong các chiến lược và biện pháp quản lý của Nhà nước và các doanh nghiệp. Vai trò nhân tố con người được biểu hiện tập trung ở vai trò nguồn nhân lực, nhưng nó có nghĩa rộng hơn, bao gồm những mục tiêu, động lực, phẩm chất và năng lực của con người. Vì vậy, vai trò nhân tố con người còn được xem xét ở vai trò của nhân tố tinh thần, tư tưởng mà sự giải phóng tinh thần và ý thức xã hội là một xung lực to lớn, một trong những động lực căn bản của phát triện xã hội.
Như vậy, nói đến nguồn nhân lực phát triển bao gồm : nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực về vốn, tín dụng, khoa học  và công nghệ  . . .thì nguồn lực con người đóng vai trò quyết định nhất. Bởi vì nguồn lực con người được coi là nguồn lực vô tận, phong phú, vô giá, quý báu nhất, duy nhất sáng tạo và có khả năng sinh ra giá trị lớn hơn nhiều lần bản thân nó, trong quá trình sản xuất xã hội. Khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động của nhân tố con người cho phép khai thác tính vô tận của đối tượng sản xuất và quy trình công nghệ. Ý thức tinh thần, đạo đức của nhân tố con người quy định tính nhân đạo, nhân văn cho một sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đảng ta xác định nhân tố con người lá “chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn lực của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia”.
Như vậy, nhân tố con người là cái cốt lõi, đặc trưng xã hội, là thuộc tính xã hội, giữ vị trí trung tâm trong tiềm năng của mọi nguồn lực con người.
Nhân tố con người phản ánh bản chất xã hội, mặt chất lượng của nguồn lực con người, nhấn mạnh tính chất tích cự, tự giác, sáng tạo của nguồn lực con người, trong quan hệ với kinh nghiệm, thói quen, thể lực của chủ thể.
Nói đến nhân tố con người là nói đến vai trò chủ thể một quá trình cải tiến xã hội với những tiềm năng về phẩm chất và năng lực, coi đây là nguồn nội sinh quyết định sự phát triển. Nó thể hiện ở chỗ một mặt, bản thân hoạt động của nhân tố con người là một nhân tố chủ quan; mặt khác, nó xuất phát từ yêu cầu khách quan và là sự thể hiện trên thực tế tính quy luật khách quan. Như vậy, phát huy nhân tố con người là một quá trình bao gồm hai mặt, tích cực hóa nhân tố con người trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng nhân tố con người.
Tích cực hóa nhân tố con người và quá trình phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người. Nâng cao chất lượng nhân tố con người là hướng vào gia tăng các giá trị về phẩm chất xã hội : lý tưởng, chính trị, đạo đức, niềm tin . . .những năng lực tổ chức, quản lý, nhận thức và hoạt động thực tiễn..
Nếu quá trình tích cực hóa con người nhằm “hiện thực hóa” tiềm năng của chủ thể, tạo nên động lực phát triển, thì nâng cao chất lượng nhân tố con người thông qua giáo dục và đào tạo nhằm “tạo tiềm năng”, chuẩn bị con người cho sự phát triển xã hội, “nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc . . .Là những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Đây là cơ sở lý luận để hiểu thực chất tư tưởng Đảng ta và Hồ Chí Minh về vấn đề phát huy vai trò nhân tố con người trong xã hội mới./.

Đã xem: 26233
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004209849
IP của bạn: 3.145.175.243
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com