Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 19-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Vài vấn đề về việc học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Văn Thanh

Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nuôi chí lớn và ấp ủ khát cọng giải phóng đồng bào, dân tộc thoát khỏi áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Với khát vọng đó, Hồ Chí Minh đã vượt qua biết bao khó khăn gian khổ. Người nổ lực, kiên trì và tự làm phong phú cho sự hiểu biết của mình bằng việc học. Mục đích học tập của Bác là đem lại cho mọi người “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính việc này, Người từng khuyên nhủ chúng ta:
“Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ . . .”
Đối vớiNgười học tập được xác định mục đích, nội dung, động cơ, thái độ và phương pháp học tập sao mang lại hiệu quả. Theo Người việc học tập hết sức quan trọng. Mục đích học trước tiên là “để làm việc”, để phục vụ nhân dân. Người xác định học để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và học để nâng cao trình độ tri thức của mình để phục vụ nhân dân tốt hơn.
Năm 1913 – 1914 lúc ở Anh, Bác học tiếng Anh do giáo sư người Ý dạy. Thầy giáo người Ý biết tiếng Đức, cho nên Bác học cả tiếng Đức và tiếng ý của vị giáo sư này. Hàng ngày, Bác ra ngồi ở vườn hoa Hay-đơ để học (Bác Hồ cây đại thọ. NXB Trẻ - 1997). Người học một cách kiên trí và đều đặn. Chính vì vậy Người biết và giỏi rất nhiều ngoại ngữ.
Có lấn Bác gặp Sác Lông Ghê (Charles Longuet). chủ tờ báo “Dân chúng” là cháu ngọi của Các – Mác. Ông này giúp cho Bác viết báo. Lúc đầu Bác viết năm dòng, rồi sửa hết. Sau đó Bác viết lại. Bài đầu tiên của Bác đăng tờ “Đời sống thợ thuyền”, năm 1917. Sau đó Bác viết cho nhiều tờ báo ở Pháp như: “Nhân đạo” và  “Dân chúng”. Bác viết báo để tuyên truyền, tố cáo thực dân Pháp. Nói chung học viết báo là phục vụ cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Ngoài ra Bác thường xuyên tranh thủ nghe diễn thuyết để học tập. Nội dung học tập của Người hết sức phong phú.
Người học mọi lúc, mọi nơi, “học để làm người”. Tức là học tập rèn luyện đạo đức cách mạng nhằm phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng: đạo đức cách mạng của người cách mạng  tóm tắt có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bởi đạo đức cách mạng  liên quan đến thành công hay thất bại của cách mạng.Vì vậy làm người cách mạng là phải có đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng là ra sức học tập và rèn luyện suốt đời.
Học làm người ở Bác thể hiện rõ nhất ba mối quan hệ của con người. Đó là: với mình, với người và với việc.
Thứ nhất: Với mình thì phải tu dưỡng rèn luyện cả tài lẫn đức, nhưng đức là cái trước tiên.
Thứ hai: Với người phải rạch ròi, rõ ràng giữa ta và địch, giữa cái thiện và cái ác. Đấy là tư tưởng nhân đạo, thương người, là truyền thống dân tộc, lòng nhân ái đối với người bần cùng, bị áp bức, đọa đày nhưng cũng kiên quyết, triệt để với bọn áp bức, thống trị, thực dân,
Thứ ba: Với việc là hết lòng phục vụ nhân dân, trung thành vô hạn với Tổ quốc và ham làm việc ích nước lợi dân, không tham địa vị, công danh, làm hại đồng bào dân tộc. Người đã khẳng định và chỉ rõ:
“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”
Khi còn ở Pắc Bó, mặc dù hàng ngày bận trăm công ngàn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian dạy học văn hóa cho các đồng chí bên cạnh Bác như: Nông Thị Trưng, Thế An, Đức Thành cùng các đồng chí khác. Người thường xuyên khuyên nhủ: “Bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa tri thức của mình”.Học để làm người, làm cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng: những cán bộ trí thức học nhiều nhưng không có kinh nghiệm, công tác chưa quen nề nếp làm việc của Đảng. Đồng chí có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng văn hóa lại thấp do vậy học để làm cán bộ. Người chỉ ra rằng: “Đảng phải  giúp đỡ cho cán bộ tự học, Đảng đã giúp cán bộ phải chịu khó học”. Cho nên nâng cao trình độ văn hóa cán bộ cũ và dạy cho cán bộ trí thức làm công tác quần chúng là rất cần thiết. Làm cán bộ là phải ra sức học tập, thường xuyên nâng cao trình độ tri thức, năng lực công tác phục vụ nhân dân.
Cách mạng Tháng Tám  năm 1945 thành công, để đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao dân trí nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xóa mù chữ, giáo dục toàn dân nâng cao dân trí. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Khi vừa độc lập, Tổ quốc đứng trước ba thứ giặc: “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Người cho rằng: “Giặc dốt” cũng đồng hành với hai thứ giặc kia, không kém phần nguy hiểm. Người kêu gọi và phát động phong trào “Bình dân học vụ” để xóa dốt. Mặt khác chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú tâm đến đội ngũ kế thừa, những chủ nhân tương lai của dân tộc.
Điều này thể hiện rõ trong thư gởi học sinh nhân ngày khai giảng năm 1945, Người nhấn mạnh: “Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không . . .một phần lớn phải nhờ vào công lao học tập của các cháu”.Người khẳng định việc học có tầm quan trọng đặc biệt: “Học đi đôi với hành tức là xây dựng nề tảng đạo đức trong sáng”. Bác là tấm gương sáng cho cán bộ đảng viên và nhân dân noi theo học tập. Người nói: “Bác 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống phải học, còn phải hoạt động cách mạng”. Không phải chỉ học ở sách vở mà phải gắn liền thực tiễn công tác và cuộc sống. Đồng thời cũng phải học ở quần chúng nhân dân. Học ở nhân dân, học ở cuộc sống là một tư tưởng lớn của của Người. Nó phong phú sinh động chứ không có gì xa xôi, trừu tượng.
Ngày nay học tập theo tư tưởng củ Bác là xác định động cơ học tập một cách trong sáng. Học không phải để lấy bằng cấp “ông Nghè, ông Cống” thời phong kiến. Mà học để nâng cao trình độ hiểu biết, để phục vụ nhân dân. Học để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp chung và chủ yếu là áp dụng vào thực tế. Cuộc đời hoạt động và học tập của Bác là một minh chứng mẫu mực về việc tự học.
Vâng! Học tập tư tưởng Người là phải hành động theo tư tưởng của Người, tức là ra sức học tập chủ nghĩa Mác-LêNin. đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, năng lực chuyên môn, thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong mọi giai đoạn cách mạng, nhất là hiện nay./

Đã xem: 2978
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004210816
IP của bạn: 18.224.0.25
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com