Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 20-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc tìm người tài đức và dùng cán bộ
Tác giả: Lê Văn Thanh

Tư tưởng Hồ Chí Minh đang soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tư tưởng ấy đang tỏa sáng trong sự nghiệp của chúng ta. Nghiên cứu, học tập tư tưởng của người ở góc độ về việc tìm người tài đức và cách dùng cán bộ là vấn đề có tính chất đặc biệt quan trọng. Người từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.
Vì sao chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định như vậy ? Bởi vì không có nhân tài thì không thể kiến thiết đất nước. Thật vậy. “muốn việc thành công hay thất bại” theo Người: “đều do cán bộ tốt hay kém”. Đây là quan điểm chung có thể vận dụng  bất kỳ vào hoàn cảnh nào, lúc nào trong sự nghiệp chung của cách mạng kể từ khi Đảng ta chưa giành được chính quyền cho đến thời kỳ Đảng cầm quyền.
Ôn lại lịch sử Đảng, khi cách mạng tháng tám mới thành công. Hồ Chí Minh đăng báo “tìm người tài đức”, “cầu hiền tài”, nhằm “chiêu hiền đãi sĩ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Công việc kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục . . . rất cần nhân tài. Nhân tài nước ta tuy chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng phát triển thêm nhiều”.
Nhân tài họ là ai ? Họ là tầng lớp trí thức, những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học . . . Năm 1946 khi nói chuyện với Việt kiều tại Pháp Người thuyết phục nhiều người tài giỏi dám từ bỏ sự giàu sang, phú quí để theo Bác trở về phục vụ cuộc kháng chiến, kiến quốc. Bằng đức độ và tấm lòng chân thành, Hồ Chí Minh thuyết phục, lôi cuốn nhiều trí thức vì sự nghiệp chung của dân tộc như: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phạm Quang Lễ, Tôn Thất Tùng, Kha Vạn Cân, Đặng Thai Mai, Thái Văn Lung . . . và rất nhiều trí thức khác nữa.
Giai thoại Bác cho mời giáo sư Nguyễn Xiển ra giúp nước giúp chúng ta hiểu tấm lòng Bác đối với dân tộc. Năm 1945, Bác Hồ cho mời giáo sư Nguyễn Xiển đến gặp Bác. Người nói: “Vì ông là một nhà yêu nước, học cao biết rộng. Không thể ngồi nhìn đất nước đang dầu sôi lửa bỏng”.
Nguyễn  Xiển cẩn trọng thưa: “Thưa Chủ tịch, tôi không quen làm quản lý”.
Bác ôn tồn: “Có ai quen đâu và mấy ai học cao như anh ? Vì sự nghiệp chung mà người ta cố gắng thôi!”.
Trước sự chân thân và chuộng người tài đức của Bác, giáo sư Nguyễn Xiển nhận nhiệm vụ chủ tịch Ủy ban kháng chiến Bắc bộ - kiêm giám đốc Nha khí tượng thủy văn. Và không chỉ những trí thức yêu nước mà chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho mời những quan lại triều Nguyễn có đủ đức tài ra giúp nước như: cụ Huỳnh Thúc Kháng . . . giữ chức Phó chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ công an. Rõ ràng Bác sử dụng nhân tài vì sự nghiệp chung của dân tộc không phân biệt, miễn sao có lợi cho nước, cho dân. Quan điểm Bác dùng người như dùng gỗ, con người có chỗ hay nhưng cũng có chỗ dở . . . phải biết cách sử dụng cho tốt.
Ngày nay học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về việc tìm người tài đức và cách dùng cán bộ là phải chống chủ nghĩa bè phái, địa phương cục bộc, phe phái, họ hàng êkíp . . . Vấn đề dùng cán bộ hiện nay còn nhiều điều để chúng ta suy gẫm. Một thực tế cho thấy là sinh viên ra trường thì nhiều nhưng không có việc làm (do nhiều lý do khác nhau) và khi có việc làm thì công việc trái nghề, không có cuyên môn sâu. Chúng ta từng nghe, từng thấy bác sĩ đi làm ca sĩ, kỹ sư làm nhà báo, giáo viên đi tiếp thị . . . Như lời Bác từng nhắc nhở: “thợ rèn bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng túng”.
Ở góc độ bài viết này, người viết chỉ muốn trao đổi sự suy nghĩ, băn khoăn việc tuyển chọn nhân tài thế nào cho ích nước, lợi dân. Với tính chất phức tạp và quan trọng trong việc sử dụng con người có mấy vấn đề xin trao đổi, cùng tham khảo. Trong thời gian qua chúng ta đã tổng kết, đánh giá thực trạng cán bộ rồi thì nay cần sớm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện và bồi dưỡng, xây dựng bộ máy theo đúng tiêu chuẩn cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại của từng cấp ngành mình. Nhất là trường học nơi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức con người.
Nhằm thu hút chất xám cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế phát hiện, tuyển chọn sử dụng nhân tài. Vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Thiết nghĩ việc tuyển chọn những người đủ đức độ, hết lòng phục vụ nhân dân theo tư tưởng Bác đáng để cho chúng ta phải suy nghĩ và tìm cách tháo gỡ những yếu kém, thiếu hụt nhân tài trong nề kinh tế thị trường hiện nay./

Đã xem: 3616
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004212800
IP của bạn: 3.140.185.147
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com