Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ bảy, 20-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền

Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Chúng ta ai cũng nhớ khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đã thành châm ngôn của hàng tiệu, hàng triệu người các thế hệ. BácHồ của chúng ta nêu tấm gương sáng ngời về học suốt đời, Bác đã khẳng định: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người việt nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Như vậy muốn biết chữ thì phải học, khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài  tham gia xây dựng dất nước. Người đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Chúng ta bắt tay vào xây dựng một nền giáo dục mới theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra.
Bác đã chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn, đó là con đường phát triển giáo dục Bác nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc “thông thái”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc giáo dục lại càng có vị trí quan trọng vì nó vừa là nền tảng vừa là động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội .Bác đã khẳng định rằng: “Giáo dục là một mặt trận đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta mà mỗi cô giáo, thầy giáo là mỗi chiến sĩ cách mạng trên mặt trận quan trọng đó”. Mục đích của nền giáo dục cách mạng là phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân. Giáo dục phải đào tạo ra những người lao động mới, đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn “Trung với nước hiếu với dân”, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và có sức khỏe để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, những người thừa kế xây dựng CNXH vừa hồng, vừa chuyên.
Bởi trong suốt trường kỳ lịch sử, người Việt nam chúng ta đặt nặng sự chống ngoại xâm và giải quyết đói nghèo chứ chưa thấy rõ sức tàn phá của loại giặc dốt ở trong vận mệnh của dân tộc mình. Có một thời điểm mà nhiều nhà yêu nước trước đây đã từng phát động phong trào Duy tân, lấy sự nâng cao dân trí làm đầu. Nhưng với chính sách “ngu dân” (làm cho dân ngu để dễ trị) của bọn ngoại bang thống trị úp chụp lên mọi tầng lớp đi kèm với các thủ đoạn bạo lực tồi tệ thì mọi khát vọng giáo hóa chỉ là ảo tưởng.
Người đã cảm nhận vai trò quan trọng của giáo dục qua những năm dài sống đời nô lệ dưới ách thực dân, Người đã thấy chiều rộng, chiều sâu của giáo dục qua sự từng trải bốn biển năm châu tìm  đường cứu nước, Người đã học nhiều qua các sách báo, qua những giao lưu, qua bao thử thách trên chặng đường ác liệt biết chừng nào.
Chính vì vậy, khi cuộc cách mạng tháng tám  giành được chủ quyền đất nước về tay nhân dân, dù còn phải đương đầu với các thế lực thù địch những mong tái chiếm Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều thời gian, tâm lực để mà chống lại giặc dốt.Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tháng 9 năm 1945 Bác đã viết : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. “ . . .Vì lợi ích trăm năm trồng người”, Bác đã quan tâm đến các em từ ngày mẫu giáo, đến bậc tiểu học, trung học rồi đại học, và khi các em trở thành cán bộ trí thức ở trong bộ máy Đảng và Nhà nước vẫn còn được sự chăm sóc của người. Vào những ngày tết, ngày lễ, vào dịp khai giảng trường hoặc những đại hội có liên quan đến giáo dục, Người luôn có lời khuyên bảo ân cần, động viên thiết thực để hướng cho con em mọi tầng lớp về một quyết tâm cầu học.
Bác không nói những chuyện cao xa, cũng không thuyết giảng dài dòng, lời nói thiết thực cô đọng của Người chỉ nhằm nhắc nhở người học và người dạy ý thức rõ hơn về công việc mình làm, sự học cũng như sự dạy phải được gắn liền với sự xây dựng bản thân, xây dựng đất nước. Bác coi dốt là một loại “giặc”, cho nên Bác rất chú ý đến việc nâng cao dân trí và nhiệm vụ “diệt giặc dốt” được xếp hàng thứ hai sau “giặc đói”, Người căn dặn : “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”. Do đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền các ngành, các giới, các đoàn thể quần chúng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm công tác giáo dục, cần phát huy cao dân chủ trong nhà trường  tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thầy, thầy với trò và trò với trò, tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình – xã hội cùng có đồng trách nhiệm để phát triển giáo dục. Trong công tác giáo dục Bác cho rằng phải đi sâu vào việc điều tra, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của TW với tình hình thực tế, với kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, của cán bộ và của địa phương.
Tư tưởng xuyên suốt của Bác về công tác giáo dục luôn tỏa sáng tính cách mạng, tính nhân văn, tính dân tộc sâu sắc. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là : “Làm sao cho cả nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Mối quan tâm của Bác đối với sự nghiệp giáo dục là chủ đề lớn, đòi hỏi công trình tìm hiểu lâu dài. Giáo dục hiện nay là một vấn đề còn là mối bận tâm lớn của toàn xã hội. Đó là giáo dục sao cho phù hợp với lòng mong mỏi của Bác, đó là sự vươn lên của toàn dân tộc trong cái xu thế hòa nhập hiện nay mà vẫn giữ được bản sắc của mình, giữ được định hướng của mình.
Bác thường xuyên nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải luôn chú ý giáo dục toàn diện cho học sinh phải kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành. Bác luôn đánh giá rất cao vai trò của các cô giáo, thầy giáo đối với xã hội Bác nói : “. . . nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo rất  nặng nề nhưng rất vẻ vang muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị . . .”, muốn được như vậy, các cô giáo, thầy giáo trước hết phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương trong s1ng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm, phải thương yêu chăm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, không ngừng học hỏi để vươn lên..
Trong suốt thời kỳ hoạt động cách mạng phong phú và tận tụy của Bác ở từng lĩnh vực khác nhau, chủ tịch Hồ Chí Minh đều để lại nhiều dấu ấn không thể phai mờ, một trong những ưu tiên hàng đầu của Người ở cương vị đứng đầu nhà nước là hoạt động giáo dục. Ngày nay, chúng ta còn có thể cảm nhận sâu sắc không chỉ ở những bút tích, các bài nói chuyện, lời huấn thị, thư từ, các hình ảnh  . . . còn lưu giữ được, mà ta còn thấm thía vô cùng tính thực tiễn cũng như tầm nhìn có tính chiến lược của một trí tuệ phi thường Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục Việt nam. Cho đến những năm cuối đời khi chuẩn bị di chúc Người đã dành tấm lòng ưu ái đặc biệt cho toàn Đảng, toàn dân tình yêu đối với đất nước, đối với nhân dân. Sự lo toan cho tương lai tốt đẹp của dân tộc đã thể hiện trong sự nghiệp “trồng người” của Bác, và lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Thực hiện lời dạy của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng ta luôn đề ra những chủ trương chính sách, cải cách giáo dục để phát triển công tác giáo dục đào tạo. Trong những năm thực hiện đường lối mới, đặc biệt từ Đại hội Đảng lần VII Đảng ta đã khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Điều này được cụ thể hóa trong các NQ TW. IV(khoá VII), NQ TW.II (khóa VIII), NQ TW.VI(khoá IX). Và hiện nay công tác giáo dục không chỉ là mối quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước mà còn là của toàn  dân, với tinh thần tất cả vì tương lai con em chúng ta, giữ gìn và phát huy truyền thống : Trí, dũng của dân tộc là góp phần thực hiện mục tiêu : Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đó chính là thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Bác trước khi vĩnh biệt chúng ta : “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Bác đã ra đi, nhưng Bác để lại tư tưởng, tâm hồn, đạo đức trong sáng trong những con người của thế hệ ngày nay và muôn vàn thế hệ mai sau. Hơn nửa thế kỷ qua, Bác là người trồng cây gieo hạt, tạo nên cả một “rừng người”. Những lời Bác dạy năm xưa về công tác giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Và hôm nay, những người làm công tác giáo dục cảm nhận như vẫn thường thấy Bác bên cạnh, động viên họ làm tốt hơn sự nghiệp “trồng người”, vẫn thấy Bác như hằng theo dõi từng bước chuyển mình của sự nghiệp giáo dục đào tạo ở đất nước ta, đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến, thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng và nhân dân ta nhất định  sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” xây dựng và nêu cao đạo đức, lối sống cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang, với nền văn hóa cao đẹp của dân tộc anh hùng. Để luôn luôn nhớ về Bác vị anh hùng, vị cha già dân tộc cho nên lời ca cứ vang vọng mãi :“Bác còn sống mãi với quê hương đất nước, Bác còn sống mãi với đàn cháu yêu thương. Bác Hồ ơi . . .”/.

Đã xem: 3329
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004212083
IP của bạn: 3.12.162.179
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com