Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 29-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Những giải pháp và kiến nghị cho chương trình bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Đông

Trong điều kiện hiện nay nước ta chưa tổ chức đào tạo theo chức danh của hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, để thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn hóa cao có đủ khả năng tiếp nhận xử lý giải quyết công việc (thực thi công vụ) được nhanh chóng, chính xác, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của xã hội. Đồng thời để thực hiện tốt chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng và Nhà nước hiện nay, yêu cầu phải chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ công chức theo ngành, theo lĩnh vực. Từ lý do trên cho thấy nhu cầu chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ công chức là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên để có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn hóa cao cần phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực như: về tuyển dụng, về đào tạo bố trí cán bộ công chức, . . .và cần thực hiện trong thời gian dài với những giải pháp sau:
- Xác định rõ và đúng đắn về nhu cầu học tập hiện nay? học viên cần gì? học để làm gì? lấy mục tiêu chính là nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng hoạt động hay chỉ là một hình thức để hợp thức hóa văn bằng chứng chỉ . . ., bởi vì hiện nay không ít người trong số đối tượng được đi học cho rằng chủ yếu để hợp thức hóa, theo họ kết quả học tập là không cao kiến thức tiếp thu được là không nhiều nên nhu cầu nâng cao trình độ vận dụng kỹ năng hoạt động là chưa được đáp  ứng. Thực chất qua các lớp đã tổ chức thì hầu hết tất cả những ai đi học có qua đủ các kỳ kiểm tra cũng như có tham gia viết tiểu luận thì được cấp chứng nhận đạt yêu cầu nên chưa thật sự kích thích được chất lượng học tập . . . chưa đánh giá đúng về hiệu quả đạt được sau lớp học. Do vậy, việc các định đúng nhu cầu mục đích học tập sẽ giúp cho những người giảng dạy lẫn người đi học đều có sự thống nhất với nhau trong học tập và giảng dạy, cùng hướng tới mục tiêu chung và thật sự mang lại hiệu quả cho khóa học.
- Kịp thời giải quyết nhu cầu cán bộ, trước mắt việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay nên chuyển dần sang chuyên sâu theo nhóm cán bộ, công chức quản lý phụ trách theo ngành, lĩnh vực cụ thể, có thể phân thành các lĩnh vực: quản lý về kinh tế; quản lý về văn hóa xã hội; quản lý về quốc phòng – an ninh, . . . để đào tạo tập trung chuyên sâu từng lĩnh vực phù hợp.
Gắn công tác đào tạo với việc bố trí ổn định, sử dụng tốt nguồn nhân lực theo đúng chuyên môn đã được đào tạo. Tránh việc đào tạo chỉ vì thủ tục để tiêu chuẩn hóa cán bộ theo cách “chứng chỉ hóa, bằng cấp hóa” nhưng không chú ý đến trình độ, kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ công chức.
- Có sự phân định rõ đối tượng học viên để áp dụng các chương trình cho hợp lý, không nên đánh đồng đối tượng như hiện nay. Các ngành, các lĩnh vực cần tạo các lớp học riêng cho ngành của lĩnh vực quản lý, như thế cũng cần phải có nội dung chương trình phù hợp với từng ngành và lĩnh vực phụ trách, không nên chung chung cái gì cũng có mà không chuyên sâu.
- Nâng cao hơn mà chất lượng đội ngũ giảng viên và giảng dạy thường xuyên cập nhật những kiến thức mới đáp ứng kịp thời quá trình đổi mới của đất nước, cũng như việc đổi mới chương trình giảng dạy.
- Nội dung chương trình, do yêu cầu thay đổi cho phù hợp theo quá trình phát triển của xã hội, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước, do vậy nếu chương trình quá chi tiết thì sẽ dễ bị thay đổi, thực tế vừa qua cho thấy chương trình mới áp dụng được một năm đã có nhiều đổi mới trong hệ thống văn bản pháp pháp lý làm cho giáo trình lạc hậu không áp dụng được. Việc thay đổi giáo trình không phải là vấn đề đơn giản đòi hỏi phải tốn kém nhiều công sức và tiếnbạc của Nhà nước nhưng chỉ áp dụng một thời gian ngắn rồi lại phải thay đổi làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chương trình. Nên chăng chúng ta có hướng biên soạn chương trình theo dạng đề cương không nên quá chi tiết, theo đó giảng viên và học viên sẽ cùng làm việc không ỷ lại giáo trình, việc giảng dạy và học tập sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.
Về các hình thức kiểm tra và viết tiểu luận cuối khoá, chủ yếu nên tập trung vào việc học viên đã nắm bắt được những gì để nâng cao kiến thức và vận dụng vào thực tế, không nên ở dạng tập trung vào lý thuyết, như thế dễ sinh ra các hiện tượng tiêu cực như học tủ, học vẹt, thậm chí lén lút đem tài liệu vào phòng thi ... mà cách kiểm tra theo lý thuyết này không thật sự chứng minh được khả năng nhận thức của học viên, từ đó vẫn đến việc đánh giá chất lượng không chính xác.
Nâng cao phần rèn luyện kỹ năng cho học viên không nên nặng về lý thuyết. Nên chăng, trong chương trình cần cho đi thực tế và thực hành, ví dụ xem xét về tổ chức điều hành quản trị công sở, nghiên cứu về qui trình thủ tục hành chính, hoặc trực tiếp soạn thảo các văn bản quản lý hành chính Nhà nước, áp dụng các phương pháp đóng vai xử lý các tình tình huống xảy ra ... hoặc tổ chức tham quan các cơ quan đơn vị của địa phương thực hiện tốt và chưa tốt về lĩnh vực cải cách hành chính để rút ra các bài học kinh nghiệm ...
Từ những cơ sở nhận định trên, xin kiến nghị một số vấn đề để công tác đào tạo và đào tạo lại nói chung và công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên nói riêng đạt hiệu quả cao hơn, đó là:
* Đối với Học Viện Hành chính Quốc gia :
 - Về chương trình đào tạo, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi theo hướng:
  + Tách riêng chương trình chuyên sâu đào tạo theo ngành, lĩnh vực quản lý.
  + Giảm bớt lý thuyết, nâng cao kỹ năng chuyên môn xử lý công việc trong thực tiển.
  + Bố trí phù hợp thời gian giảng dạy, học tập.
  + Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên...
* Đối với địa phương:
  + Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức với việc bố trí sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực theo đúng ngành nghề được đào tạo.
  + Tăng cường đầu tư cho các trường đào tạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên.
  + Bố trí thích hợp về thời gian cho từng khoá học, từng chuyên đề để đảm bảo nội dung chuyên sâu cho các khoá đào tạo.
  Trên đây là những nhận xét đánh giá của cá nhân trong quá trình nghiên cứu, theo dõi công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức ở địa phương và những giải pháp kiến nghị theo nhận thức chủ quan của bản thân. Do thời gian nghiên cứu bài tập có giới hạn, chắc chắn rằng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp, trước hết để bản thân tôi có thêm được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; đồng thời nhằm góp phần bổ sung để công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn ./.

Đã xem: 5918
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004185084
IP của bạn: 44.192.132.66
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com