Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ năm, 28-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Giảng dạy lý luận phải gắn với thực tiễn
Tác giả: Trần Thiện Khiêm
Hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ phụ thuộc vào nội dung chương trình phù hợp với từng đối tượng cán bộ mà còn phụ thuộc nhiều vào đội ngũ giảng viên. Họ có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải kiến thức lý luận và thực tiễn. Ngay từ những năm kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm sâu sắc đến hoạt động huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để đảm bảo chất lượng, theo Hồ Chí Minh công tác huấn luyện trước hết và quan trọng nhất là phải thiết thực, tránh hình thức. Tính thiết thực ấy thể hiện ở chổ: huấn luyện phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đó. Người nói: “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, chính quyền, quân đội. Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng, Ban huấn luyện như là người làm ra hàng. Làm ra phải đáp ứng với yêu cầu tiêu thụ”.(Hồ Chí Minh Toàn tập – Tập 6, xuất bản lần 2 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội – 1995)
    Tính thiết thực cũng thể hiện ở giá trị sử dụng của những tri thức được cung cấp thông qua chương trình, tài liệu, bài giảng. Người yêu cầu khi mở lớp huấn luyện phải đặt ra câu hỏi “Người đến chịu huấn luyện rồi có áp dụng được hay không?” và người khẳng định “Nếu không thiết thực như thế thì huấn luyện mấy năm cũng vô ích” ”.(Hồ Chí Minh Toàn tập – Tập 5, xuất bản lần 2 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia H à Nội – 1995).
    Như vậy, theo Hồ Chí Minh để đảm bảo tính thiết thực, chất lượng huấn luyện cán bộ cần có sự chuẩn bị chu đáo về các yếu tố sau:
    - Cần xác định rõ: Huấn luyện ai? (đối tượng huấn luyện); Ai huấn luyện? (giáo viên phụ trách huấn luyện); Huấn luyện để làm gì? (Nội dung chương trình); Huấn luyện như thế nà? (phương pháp, cách thức huấn luyện).
    - Phải có chương trình tài liệu thiết thực phù hợp với từng loại đối tượng, trong chương trình cần gắn những vấn đề lý luận với thực tiễn.
    - Mở lớp nào cho ra lớp ấy, lựa chọn người dạy và người đến học cho thật cẩn thận”.(Hồ Chí Minh Toàn tập – Tập 6, xuất bản lần 2 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia H à Nội – 1995)
    Để huấn luyện đạt hiệu quả cần cử đúng đối tượng đi học và nhất là cần cử giáo viên có kinh nghiệm, Người nghiêm khắc phê phán trình trạng mở lớp quá nhiều nên thiếu người giảng, dẫn đến hiện tượng “ Người đến giảng lúc nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút, dạy không được chu đáo. Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì tạp nham”. ”.(Hồ Chí Minh Toàn tập – Tập 6, xuất bản lần 2 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia H à Nội – 1995)
    Nhìn lại quá trình hoạt động của công tác đào tạo, bồi dưỡng ta thấy những lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị.
    Tuy nhiên, hiện nay do nhiều yếu tố khách quan mà trình độ hiểu biết thực tiễn của giảng viên còn yếu, giảng viên dạy còn nặng tính kinh nghiệm, phương pháp phổ biến vẫn là thuyết trình, đọc chép nên gây ra tâm lý ngán ngại đối với người học và thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Một số ít giảng viên chưa chú trọng thật sự vào công tác chuyên môn của mình, nội dung kiến thức cần truyền đạt chỉ khuôn lại trong nội dung giáo trình trong khi rất nhiều vấn đề đã trở nên lạc hậu. Cho nên trong phương pháp giảng dạy hiện nay cần gắn lý luận với thực tiễn. Vì vậy, hoạt động giảng dạy về lý luận không có mục đích nào khác hơn là phục vụ cho hoạt động thực tiễn của chính bản thân đội ngũ làm công tác quản lý ở cấp xã. Khi trình bày các nguyên lý lý luận, giảng viên cần phải lựa chọn các vấn đề liên hệ cho nguyên lý đó phải sát với hoạt động thực tiễn của cán bộ.
     Sự liên hệ sát với hoạt động thực tiễn trên địa bàn của họ như vậy thì những vấn đề từ phức tạp, trừu tượng sẽ trở nên dễ hiểu dễ tiếp thu hơn.
     Việc lựa chọn tư liệu minh hoạ cho bài giảng phải xuất phát từ mục đích minh hoạ để làm sáng tỏ vấn đề lý luận đưa ra. Các số liệu, sự kiện, kinh nghiệm của địa phương, của ngành có thể tìm trong sách nghiên cứu, các tạp chí, báo hàng ngày và có thể khảo sát thực tế ở địa phương.
    Vì vậy, để đảm đương được công tác giảng dạy trong quá trình hiện nay, lực lượng giảng viên cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao, đào tạo sau đại học mới đáp ứng tình hình và nhiệm vụ đặt ra hiện nay đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh. Quá trình nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên phải chú trọng đến cả hai mặt:
    - Nâng cao chất lượng lý luận: Đây là một vấn đề có tính hai mặt đó là sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học, tính Đảng của người giảng viên chính là lập trường chính trị trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác truyền đạt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Còn tính khoa học chính là trình độ chuyên môn của người giảng viên về chuyên ngành mà mình được đào tạo và trang bị. Nếu lập trường chưa rõ ràng, chuyên môn chưa sâu sắc thì chưa thể đứng trên bục giảng bài vì chưa đủ năng lực để truyền tải kiến thức đến cho người học và cũng không thể đem lại lòng tin cho người học. Vì vậy, tính Đảng là điều kiện cần còn tính khoa học là điều kiện đủ đối với mỗi giảng viên đứng trên bục giảng. Trong thực tế sinh động, nhiều tình huống thực tiễn nảy sinh nếu người giảng viên chưa hiểu thấu đáo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thì không thể lý giải được một cách sâu sắc những vấn đề đó.
    - Nâng cao năng lực thực tiễn: năng lực thực tiễn của người giảng viên biểu hiện dưới hai khía cạnh: Một là khả năng thâm nhập thực tiễn, đi thực tế ở cơ sở. Hai là khả năng cập nhật kiến thức qua các hội nghị chuyên đề, hệ thống thông tin đại chúng. Muốn có kiến thức thực tiễn để liên hệ cho nội dung lý luận của bài giảng đòi hỏi rất nhiều ở người giảng viên nhất là giảng viên trẻ, phải năng động tìm hiểu và thâm nhập thực tiễn. Hình thức thâm nhập thực tiễn rất phong phú như: điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, tham dự các kỳ họp đại biểu của HĐND,…, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung kiến thức cho nội dung bài giảng thêm sinh động và góp phần quan trọng vào việc giúp cho học viên vận dụng những tri thức được học vào việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của địa phương.
     Chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh không chỉ là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị tỉnh mà còn tham mưu cho tỉnh xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội , phát triển nguồn nhân lực, chiến lược cán bộ. Nếu không có sự thâm nhập thực tiễn quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, không gắn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với thực tiễn quản lí, công tác xây dựng Đảng, công tác mặt trận, đoàn thể thì chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường chính trị sẽ không đáp ứng thực tế và vai trò, vị trí của mình khi được Đảng và nhà nước giao phó.

Đã xem: 4414
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004184235
IP của bạn: 44.200.39.110
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com