Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ năm, 28-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Vài cảm nhận về người giáo viên Trường Chính trị Phạm Hùng
Tác giả: Mạc Thị Kiều Thanh
Nghề dạy học là một nghề cao quý trong những nghề cao quý. Ngày xưa, người thầy luôn được xã hội tôn vinh và được ví như thước đo chuẩn mực đạo đức cần phải có cho mọi người noi theo. Ngày nay, truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” vẫn còn được giữ nguyên giá trị. Đứng từ góc độ là người giáo viên của trường chính trị - trường đào tạo cán bộ - còn mang thêm trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó. Đó là nơi hướng tư tưởng và hành động mọi người đi đến ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; là nơi rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tác phong và phương pháp làm việc cho học viên. Điều đó đặt ra yêu cầu người giáo viên cần phải có những phẩm chất đạo đức nhất định, phải thấy được nhiệm vụ này là rất quan trọng và vẻ vang, phải là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
Bác Hồ của chúng ta cũng từng là một thầy giáo ở trường Dục Thanh – Phan Thiết. Nơi đây, Người đã sáng lập ra tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội, đào tạo ra những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu,…Người đánh giá rất cao vai trò và trách nhiệm công việc của người làm công tác giáo dục – đào tạo. Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được hưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng được Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sữa chữa”.
Ai trong chúng ta cũng đều biết, sự nghiệp giáo dục có thành công hay thất bại chính là ở nơi bản thân người giáo viên có đạo đức và trình độ chuyên môn hay không. Sự nghiệp giáo dục còn là nền tảng xây dựng xã hội giàu mạnh, văn minh, là khởi đầu của mọi bước phát triển. Ở đó, người giáo viên trên mặt trận này cần rèn luyện đủ đức và tài, phải trang bị hành trang vừa hồng vừa chuyên mới đủ sức chèo chống con thuyền văn hóa.
Trãi qua cả quá trình hình thành và phát triển, trường chính trị Phạm Hùng – tỉnh Vĩnh Long đã khẳng định đội ngũ giáo viên ngày càng lớn mạnh về số lượng lẫn chất lượng. Trình độ chuyên môn cao là yếu tố hàng đầu và luôn được nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi đưa đi đào tạo và tập huấn thường xuyên. Hiện nay, lực lượng giáo viên trẻ đã và đang phổ cập trình độ thạc sĩ. Đồng thời, cập nhật thông tin mới sẽ làm bài giảng phong phú và bám sát thời cuộc đã giúp người học viên có cái nhìn thiết thực hơn về bối cảnh xã hội. Từ đó, người học viên trở về địa phương sẽ vận dụng những kiến thức mình đã tiếp thu vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
Nhưng người giáo viên có trình độ chuyên môn cao không vẫn chưa đủ. Để truyền tải những vấn đề vốn từ sách vở thành kiến thức cho tất cả mọi người cần phải có một kỹ năng sư phạm. Đó chính là phương pháp diễn đạt từ ngữ, giọng nói, phong thái thể hiện làm sao cho người nghe hiểu một cách hiệu quả nhất. Đây không phải là vấn đề đơn giản. Bởi cùng một đích đến nhưng có rất nhiều con đường. Kỹ năng này đòi hỏi phải có sự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Và với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các giáo viên hôm nay đã làm phong phú những gì mà trước đây tưởng chừng rất cứng nhắc hay gọi là lý luận suông.
Bên cạnh đó, kiến thức thực tiễn và nghiên cứu đề tài khoa học còn là công cụ đắc lực phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt chất lượng, sát với nhu cầu của cán bộ cơ sở. Địa phương là nơi cho ta trãi nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm. Từ đó, giải quyết những vấn đề vốn từ lý luận một cách thấu đáo, sâu sát hơn. Chính vì thế, việc đi thực tế xuống địa phương không còn là điều mới mẻ. Thật ra, lý luận cũng bắt nguồn từ thực tiễn và chân lý là quá trình đúc kết từ thực tiễn. “Những kiến thức thực tiễn đó mới thật là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng thế hệ đang lớn lên”. Tuy nhiên để đạt kết quả cao hơn cần có sự lãnh đạo và phối hợp đồng bộ từ nhà trường với địa phương. Hoạt động này không những là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của giáo viên.
Là một người “kỹ sư tâm hồn”, điều quan trọng nhất là cần phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, gương mẫu giữa lời nói với việc làm. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, do tự giác bản thân mỗi người điều chỉnh trong mối quan hệ giữa người với người. Tâm huyết với nghề cộng với cái tâm trong sáng là điều kiện cần phải có của người giáo viên. Đời sống đạo đức trong trường học và cả về xây dựng gia đình văn hóa đã là một bài học đầu tiên mà người học cảm nhận được từ người giáo viên và đây chính là bài học quý giá nhất! Theo Bác, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Hình tượng người giáo viên vốn đã đẹp qua bao đời nay. Chúng ta phải giữ gìn điều ấy. Tránh tình trạng suy thoái đạo đức, chạy theo bệnh thành tích mà đánh mất phẩm giá nhà giáo. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo trở thành nghĩa vụ của mỗi giáo viên.
Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, nguyện xứng đáng với lời Bác dạy: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, tập thể giáo viên trường Chính trị Phạm Hùng ra sức thi đua dạy tốt và học tốt. Bên cạnh đó, công tác tổ chức và quản lý đời sống vật chất, tinh thần ngày một hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người yên tâm học tập. Công việc của những con người thầm lặng này đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Tiền tiến có mạnh bao nhiêu, chúng ta tin rằng chính là nhờ lực lượng hậu phương vững chắc.


Đã xem: 3945
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004184446
IP của bạn: 54.89.70.161
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com