Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ năm, 25-4-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Làm thế nào để khuyến khích người học tham gia xây dựng bài một cách hiệu quả.
Tác giả: Nguyễn Thị Xiếu

Là một giáo viên, một giảng viên, có bao giờ bạn băn khoăn, suy nghĩ, khi không có học viên nào tham gia trả lời câu hỏi hoặc nêu lên ý kiến của mình đối với một nhận xét, một tình huống,… do bạn đưa ra hay chưa? Câu trả lời tất nhiên là có! Đôi khi chúng ta cũng phải tự hỏi lại rằng: câu hỏi mà mình vừa nêu lên có quá khó không? Câu hỏi đó có rõ ràng hay chưa? Liệu mình có đang thách thức với học viên không?… Thế nhưng việc không trả lời ở đây chưa hẳn đã đồng nghĩa với việc không có ai trong lớp biết câu trả lời, mà có thể là do sự e ngại sai sót trong lúc phát biểu hoặc có thể là do sự thụ động của người học.Và đây cũng chính là một trong những khó khăn đối với người giáo viên, người giảng viên khi đứng trên bục giảng. Vậy làm thế nào để người học tham gia tích cực hơn vào các buổi học, các buổi thảo luận trên lớp? Chúng ta hãy cùng tham khảo một số ý kiến sau:
Trước hết, chúng ta sẽ cho điểm và đánh giá mức độ đóng góp ý kiến của người học trên lớp. Vì ở các Trường chính trị không có quá nhiều điểm kiểm tra như ở phổ thông, chủ yếu là điểm thi hết môn, điểm thi cuối học kỳ hoặc điểm thi tốt nghiệp, nên dễ dẫn đến việc lơ là của người học. Đó cũng là lý do tại sao học viên không hào hứng khi tham gia các buổi học trên lớp. Nhưng hầu hết tất cả học viên đều quan tâm đến điểm số. Thế tại sao chúng ta không cho điểm những đóng góp của học viên trên lớp. Tôi nghĩ đây là động lực để học viên tham gia xây dựng bài thay vì tiếp thu bài một cách thụ động. Ví dụ, ngay từ buổi học đầu tiên, chúng ta có thể qui định cụ thể với học viên là: tôi sẽ dành 10% tổng số điểm của môn học này cho việc đánh giá mức độ chuyên cần và đóng góp ý kiến trên lớp. Điều này rất có lợi cho học viên vì họ sẽ học tập nghiêm túc hơn, và giáo viên cũng sẽ không phải giảng bài một mình trong khi lớp vắng quá nhiều hoặc không có ai tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Bên cạnh đó, một đặc điểm khác của Trường chính trị là: một số học viên trong lớp đã có tuổi nên họ rất ngại phát biểu, nhất là khi phát biểu về những vấn đề mà họ không biết hoặc chưa chắc chắn. Vì vậy giáo viên có thể để học viên tự lựa chọn đề tài, tình huống để thuyết trình hoặc thảo luận trên lớp. (Tất nhiên phạm vi lựa chọn đề tài hoặc tình huống phải do giáo viên qui định). Hãy để cho người học có cơ hội trình bày những vấn đề mà họ tâm đắt. Như vậy, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong suy nghĩ và đương nhiên cách giải quyết tình huống sẽ phong phú hơn. Khi đó, nhờ vào sự lắng nghe và đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong lớp mà học viên đó sẽ có sự chuẩn bị chu đáo hơn ở những lần sau. Và cũng chính điều này sẽ giúp cho các đề tài, các tình huống ngày càng trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn với đủ các lĩnh vực khác nhau.
Hơn nữa, khi làm việc theo tổ, theo nhóm cũng giúp học viên cảm thấy gắn bó với lớp học hơn và có tinh thần tập thể hơn. Tuy nhiên, giáo viên cũng nên chọn một nhóm trưởng (hoặc học viên tự lựa chọn) cho mỗi nhóm. Nhóm trưởng sẽ luân phiên phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để tránh tình trạng một người làm việc quá nhiều, người không làm gì cả. Đó cũng là cách để mỗi học viên thể hiện mình tốt nhất.
Đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, qua báo chí mà bản thân đã được đọc, đúc kết và ghi chép lại, qua những đợt thao giảng, hội giảng cũng như kinh nghiệm từ những người thầy đi trước truyền lại. Tôi nghĩ đây cũng là cách làm thay đổi phương pháp giảng dạy cũ trước đây bằng phương pháp dạy học mới, lấy học viên làm trung tâm./.

Đã xem: 2891
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 002
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 002
 Hits 004219743
IP của bạn: 18.119.105.239
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com